4 min read

Làm sao biết mình đủ technical skill chưa?

Làm sao biết mình đủ technical skill chưa?
Photo by Willian Justen de Vasconcellos / Unsplash

Một nghiên cứu của HP cho thấy nữ giới chỉ apply công việc khi đạt đủ 100% yêu cầu trên job description, trong khi nam giới apply khi thấy mình đạt 60% yêu cầu.

Con số làm mình nghĩ rất nhiều, đặc biệt khi mình đang muốn phát triển thành manager từ vị trí senior.

Mình nghĩ để nắm bắt những cơ hội, một mấu chốt quan trọng là biết mình “đủ” chưa. “Đủ” để tự tin nắm bắt cơ hội ấy.

Từ năm 2018 (khi bắt đầu tìm việc Data Science) đến cuối năm 2023, mình đã từng rất tự ti về technical skill của mình. Luôn nghĩ bản thân chưa đủ technical skill để vươn đến vị trí tiếp theo.

Năm 2024, mình thấy mình đã đủ rồi.

Làm sao biết mình đủ rồi? Mình đã làm 4 bước sau để đưa ra kết luận này.

1/ Xác định bước tiếp theo trong sự nghiệp

Ở môi trường corporate, sau khi làm Senior, Data Scientist có thể lựa chọn hai hướng phát triển. Một là tiếp tục tập trung phần chuyên môn kỹ thuật, lên làm vị trí tech lead hay staff. Hai là rẽ hướng sang làm quản lý con người, vị trí manager.

Mình luôn biết mình không muốn quá tập trung về mảng kỹ thuật. Mình muốn phát triển và quản lý con người, bao quát nhiều dự án khác nhau. Bởi vậy mình chọn hướng manager.

2/ Tìm hiểu kỹ năng cần có cho vị trí mong muốn

Công ty mình có những yêu cầu rõ ràng cho các vị trí. Mỗi vị trí Staff hay Manager yêu cầu những kĩ năng khác nhau, nhưng điều kiện tối thiểu chung vẫn là technical skill ở level senior. Sau đó, Manager không cần giỏi xuất sắc trong phần technical skill như Staff, mà cần giỏi trong việc quản lý.

3/ Reflection

Mình dành thời gian so sánh bản thân những năm trước với bản thân ở hiện tại. Mình thấy mình đủ kỹ năng technical để tự một mình xoay sở dự án quy mô nhỏ từ 0 đến 1: từ không có dữ liệu, tự viết code lấy dữ liệu, rồi xây dựng ETL, tạo success metrics, làm dashboard, phân tích hỗ trợ định hướng business.

Đây là những kĩ năng technical mà senior ở công ty mình cần có.Mình quan sát thêm những manager trong công ty xem technical skill của họ thế nào, có hơn mình nhiều hay không. Có nhiều người hơn mình rất nhiều. Nhưng cũng có người ngang mình, hoặc hơn mình chút xíu thôi. Chỉ cần vậy, mình thấy bản thân đã đủ, tự tin phát triển bước tiếp theo cho sự nghiệp.

4/ Feedback loop

Mình muốn kiểm chứng reflection của bản thân qua những người khác, cũng như có được sự công nhận từ họ để con đường thăng tiến trơn tru hơn.

Đầu tiên là manager. Mình chia sẻ với manager một Google sheet liệt kê những kỹ năng cần có cho vị trí Senior lẫn Manager. Mỗi lần làm gì thể hiện kỹ năng cần thiết ở mỗi vị trí, mình sẽ lưu ví dụ vào đây. Manager có thể góp ý thêm những gì mình làm tốt hay chưa tốt, và gợi ý cách phát triển kỹ năng còn thiếu. Bọn mình dùng 1:1 meeting mỗi tuần để bàn thêm những điểm còn lấn cấn trong spreadsheet, giúp mình hiểu rõ hơn mình đang ở đâu.

Ngoài manager, mình lấy thêm feedback từ đồng nghiệp qua Github pull request review, hỏi trực tiếp qua Slack hay qua 1:1 meeting, và qua 360 review.

Qua các feedback loop này, mình biết mình có những hạn chế gì, và những hạn chế đó không nằm ở mảng technical. Vậy là mình biết mình đủ, như reflection của mình.

Kết

Thật ra technical skill không bao giờ là đủ cả. Công nghệ luôn đổi mới, luôn có các framework mới Data Scientist cần cập nhật. Mình vẫn phải cập nhật, nhưng đây không còn là ưu tiên hàng đầu của mình nữa. Mình dành nhiều thời gian hơn tập trung cho những kĩ năng khác cần cho vị trí manager mơ ước.

Bạn nào có băn khoăn tương tự, hãy thử 4 bước này để đưa ra kết luận và tự tin thực hiện bước tiếp theo trong kế hoạch sự nghiệp của mình nhé!